Trong những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc chứng Rối loạn phát triển (RLPT) không ngừng gia tăng. Rối loạn này thường xuất hiện sớm trong giai đoạn phát triển trước khi đi học, đặc trưng là các suy giảm chức năng cá nhân, xã hội, học đường và nghề nghiệp. Phạm vi suy giảm có thể dao động khác nhau từ việc hạn chế năng lực học tập cho đến suy giảm kỹ năng xã hội hoặc trí tuệ. RLPT thường xảy ra không đơn thuần mà đi kèm nhiều dấu hiệu khác nhau. Ví dụ: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thường kèm theo khuyết tật trí tuệ (KTTT) hoặc tăng động giảm tập trung (ADHD).

A group of people posing for a photoDescription automatically generated with medium confidence

Theo 2 cuộc nghiên cứu quốc gia ở Hoa Kỳ, tỉ lệ rối nhiễu phát triển (gồm KTTT, RLPTK hoặc rối nhiễu khác) năm 2011 - 2013 là 5,75% và năm 2014 là 5,76%; Tỉ lệ rối nhiễu phát triển (có dấu hiệu RLPT kèm với các biểu hiện rối nhiễu khác) năm 2011 – 2013 là 5,26% và năm 2014 là 5,30%. Trong nghiên cứu năm 2014, tỉ lệ trẻ có rối loạn phổ tự kỉ là 2,24% (1 trẻ trong 45 trẻ), tăng đáng kể so với nghiên cứu 2011 - 2013 (1,25%); Tỉ lệ trẻ KTTT không mấy thay đổi khi nghiên cứu 2014 là 1.1% và 2011 - 2013 là 1,27%; Nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy, các rối nhiễu phát triển khác có tỉ lệ 3,57%, giảm nhẹ so với con số của nghiên cứu 2011 - 2013 là 4,84%.

Theo thống kê trên thế giới, 80% thanh thiếu nên RLPT trong độ tuổi lao động không được làm việc, đây thực sự là một gánh nặng cho xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên RLPT cao hơn rất nhiều so với các nhóm khuyết tật khác. Chính vì vậy, nhu cầu hướng nghiệp của cha mẹ có con RLPT trong độ tuổi vị thành niên là vô cùng cấp thiết. Hầu hết những gia đình có con bị RLPT đều gặp vấn đề về tài chính, thậm chí là khủng hoảng khi không biết làm thế nào để con mình có một cuộc sống ổn định, một công việc có thể tự nuôi sống bản thân, không phụ thuộc vào người thân, xã hội.

A picture containing table, plate, food, mealDescription automatically generated

Ở nước ta, trong những năm gần đây, trẻ em được chẩn đoán nằm trong RLPT bao gồm: Trẻ RLPT, trẻ KTTT, trẻ khó khăn ngôn ngữ và giao tiếp, ADHD. Cùng với xu hướng chung trên thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc RLPT ở Việt Nam trong thập kỷ gần đây gia tăng rõ rệt đến mức báo động, trở thành một thách thức lớn với nhiều cơ quan chức năng.

A group of people sitting at a table with flowersDescription automatically generated with medium confidence

Chia sẻ những tâm tư đó, Công ty TNHH Phát triển My Way Việt Nam thành lập Trung tâm Giáo dục Thực nghiệm My Way (My Way Centre) nhằm đưa ra mô hình đào tạo nghề và hướng nghiệp giúp các thanh thiếu niên RLPT tiếp tục được học tập, vui chơi, hoàn thiện kỹ năng bổ trợ bản thân, học nghề một cách liên hoàn. Trước hết, Trung tâm hoạt động dưới hình thức phi lợi nhuận, kêu gọi chính các phụ huynh thanh thiếu niên RLPT tham gia chương trình, tiếp theo là huy động sự ủng hộ của cộng đồng và mở rộng phát triển kinh doanh.

Hiện nay, hầu hết các Trung tâm chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật tại thủ đô chỉ tập trung vào mảng can thiệp sớm và hỗ trợ học đường cho nhóm trẻ này, trong khi số lượng trẻ lớn ngày càng nhiều. Có thể khẳng định, ở Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thực nghiệm My Way (My Way Centre) là Trung tâm/ Trường học đầu tiên tập chung đào tạo hướng nghiệp nghề cho trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) và Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) trong độ tuổi từ 14-24, đây là giai đoạn cần tác động nhất trong quá trình trưởng thành và phát triển nhân cách, tâm sinh lý.

A group of people doing yogaDescription automatically generated with low confidence

Chúng tôi hướng tới đào tạo, giúp các thanh thiếu niên RLPT tìm được việc làm, có thu nhập tự nuôi sống bản thân, phát triển tâm sinh lý phù hợp với lứa tuổi, có khả năng giao tiếp với xã hội, tự bảo vệ và chăm sóc bản thân trong các tình huống hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi định hướng cho phụ huynh cách xử lý tình huống khi con bước vào độ tuổi dậy thì, định hướng cách tạo động lực và đặt mục tiêu, thực hiện mục tiêu dài hạn ở trẻ, có lòng quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn. Bài toán hóc búa nhất mà cha mẹ cần giải quyết vẫn là làm sao con mình có một công việc ổn định, an toàn và lâu dài. Đây cũng chính là vấn đề nan giải cho xã hội.

A picture containing person, indoor, making, preparingDescription automatically generated

Trong 3 năm vừa qua, sự nỗ lực của Ban Giám đốc cùng đội ngũ các thầy cô giáo và sự phối hợp thống nhất của phụ huynh bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Các học viên sau khi học tập, rèn luyện trong môi trường vui vẻ, sáng tạo tại Trung tâm đã có những tiến bộ vượt bậc về các kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân. Cùng với đó, các bạn được làm quen với rất nhiều nghề như: làm bánh, làm đồ handmade, cắm hoa… Sản phẩm các bạn làm ra được đánh giá cao trên thị trường. Các bạn được hưởng lương bằng chính sức lao động của bản thân.

A picture containing green, colorfulDescription automatically generated

Đại dịch Covid-19 đã tác động lên toàn thế giới. My Way Centre cũng không ngoại lệ. Trong hai năm vừa qua, dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược đào tạo, kinh doanh của chúng tôi. Các đợt giãn cách xã hội làm đứt quãng thời gian đào tạo của các học viên. Việc học tập, sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng đến các kỹ năng hoạt động, làm việc. Các bạn RLPT không được đi học, đi làm nảy sinh tâm sinh lý bất ổn, gây nên những hành vi xấu, thu mình, không giao tiếp xã hội. Với My Way Centre, các mặt hàng sản xuất bị đình trệ, kinh doanh không tiêu thụ được, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều lao động không có việc làm, mất nguồn thu nhập, các giáo viên nữ không có thu nhập ổn định, nhiều người phải về quê sinh sống. Hơn một lần, Trung tâm phải đối mặt với quyết định dừng hoạt động dài ngày, thậm chí đứng trước nguy cơ giải thể.

Một trong những động lực giúp My Way Centre có thể vượt qua thách thức trong giai đoạn Covid là sự xuất hiện của người phụ nữ thánh thiện Choi Young Suk. Bà là một tiến sĩ sắp sửa trở thành hiệu phó một trường đại học tại Hàn Quốc. Còn chồng bà, doanh nhân Kwon Jang Soo, thì đang kinh doanh ôtô. Cả hai ông bà đã quyết định ngừng công việc hiện tại để sang Việt Nam, dành toàn bộ thời gian chia sẻ, giúp đỡ trẻ em khuyết tật. Chữ duyên đã đưa vợ chồng tiến sĩ Choi đến với Trung tâm, cùng chúng tôi thành lập cơ sở Ngôi nhà Chia sẻ và Yêu thương tại thành phố Đà Lạt. My Way Centre tại Đà Lạt lựa chọn sản xuất những sản phẩm phù hợp hơn với khả năng làm việc của thanh thiếu niên RLPT và khuyết tật khác. Tháng 10/2021, Ngôi nhà Chia sẻ và Yêu thương đã tổ chức sự kiện trưng bày và bán các sản phẩm handmade do các học sinh khuyết tật và các giáo viên cùng làm nhằm lan tỏa các giá trị cộng đồng.

Với mô hình doanh nghiệp nhỏ, hoạt động hình thức thực nghiệm, Trung tâm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, đăng ký nhận hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. My Way Centre cũng không có nhiều kinh nghiệm viết hồ sơ xin hỗ trợ và thiếu kênh tiếp cận với các tổ chức, doanh nghiệp.

Tham gia Én xanh 2021, chúng tôi mong muốn lan tỏa tới mọi người phần nào đó trách nhiệm và nghĩa vụ với xã hội, với những người yếu thế và đặc biệt với những người RLPT trong cộng đồng.

My Way Centre hy vọng nhận được sự hỗ trợ về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất từ các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp để hoàn thành sứ mệnh mình đã đặt ra, góp phần tạo công ăn việc làm cho thanh thiếu niên RLPT, giảm gánh nặng cho xã hội.

A group of people posing for a photoDescription automatically generated


Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

My Way Vietnam – Hướng nghiệp cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển

Doanh nghiệp Việt Trang – Biến thách thức thành cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh

HTX Ốc nhồi Dương Chiến – Sóng gió vất vả không quật ngã đôi chân

Mạng lưới ung thư vú Việt Nam - Viết tiếp câu chuyện màu hồng

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP