Ngoài thương hiệu và uy tín, giá trị tuyệt vời mà Vụn Art đang ngày ngày hiện thức hóa và nhân rộng là gì? Trước hết, đó là sứ mệnh tạo sinh kế và đào tạo nghề cho những người khuyết tật tại địa phương và cộng đồng, từ đó hỗ trợ sinh kế và trao quyền cho những con người bé nhỏ không được số phận ưu ái đó.


Khát vọng “Người khuyết tật, sản phẩm không khuyết tật”

“Hội Người khuyết tật Quận Hà Đông cần phải sáng tạo thêm nghề, tạo sinh kế bền vững cho người khuyết tật cũng như tạo ra nguồn thu từ hoạt động này để Hội có kinh phí hoạt động lâu dài. Trước mắt sẽ tổ chức đào tạo nghề tranh ghép vải cho NKT trên địa bàn quận, tôi sẽ trực tiếp đào tạo vào các buổi chiều sau giờ làm việc.” - Từ lời động viên, cam kết như trên của lãnh đạo Quận ủy Hà Đông (TP. Hà Nội), anh Lê Việt Cường – chủ tịch Hội người khuyết tật Quận Hà Đông đã có thêm quyết tâm trong việc thành lập Hợp tác xã Vụn Art – cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà tặng, đồng thời đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, dựa trên mô hình kinh doanh sẵn có của Doanh nghiệp tư nhân mà anh và những người bạn đã thành lập 4 năm trước. 

Những ngày đầu của Vụn Art được bắt đầu trong lớp học nhỏ, những nguyên liệu giản đơn cùng thật nhiều nỗ lực, ý chí và sự chung tay của những người sáng lập. Những ngày đầu, Vụn Art hoạt động dựa trên kinh phí được đi vay mượn và tiền tiết kiệm của anh Cường và bè bạn, Vụn Art đến từng nhà để tuyển sinh người khuyết tật đến học nghề, Vụn Art được đứng lớp bởi chính ông Nguyễn Văn Trường – lãnh đạo địa phương đã động viên thành lập Vụn Art. Rồi dần dà, với sự giúp đỡ của Quận Ủy, UBND, các cơ quan Đoàn thể của quận Hà Đông, của Quỹ Abilis (Phần Lan), họa sỹ Đặng Thị Khuê, ông Lê Quốc Vinh, cùng nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín khác, cùng nỗ lực đổi mới sáng tạo phù hợp với nhu cầu thị trường, Vụn Art khẳng định được sức hấp dẫn và uy tín thương hiệu từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo, độc đáo của mình.  

Sản phẩm tài hoa được làm từ bàn tay khéo vén của Vụn Art

Với các sản phẩm tranh ghép vải, áo dài, áo phông, túi ví và đồ lưu niệm, Vụn Art được nhiều cơ quan đoàn thể, tổ chức, tập đoàn tín nhiệm để đặt đơn hàng quà tặng lớn, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Mỹ, Đại sứ quán Indonesia, Viện Goethe, Đại sứ quán Đức, Tập đoàn Viettel, Công ty Panasonic, Tổng công ty Bảo Việt, Tập đoàn Café Trung Nguyên, Đài Truyền hình Việt Nam,.. Không chỉ vậy, Vụn Art còn mạnh dạn lấn sân sang hoạt động Du lịch, trong qua việc hợp tác với các công ty Du lịch lớn để tổ chức các chuyến thăm quan trải nghiệm tại Làng lụa Vạn Phúc.

Hoạt động Du lịch trải nghiệm Văn hóa do Vun Art tổ chức tại Làng Văn Phúc – Hà Đông

Từ một mô hình Doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật, từ một lời động viên, khơi gọi ý tưởng, Vụn Art đã trở thành một thương hiệu uy tín với nhiều tiềm năng lớn mạnh như vậy đó.

Vụn Art và nỗ lực tạo tác động 

Ngoài thương hiệu và uy tín, giá trị tuyệt vời mà Vụn Art đang ngày ngày hiện thức hóa và nhân rộng là gì? Trước hết, đó là sứ mệnh tạo sinh kế và đào tạo nghề cho những người khuyết tật tại địa phương và cộng đồng, từ đó hỗ trợ sinh kế và trao quyền cho những con người  bé nhỏ không được số phận ưu ái đó. Vụn Art tự hào chia sẻ với Én Xanh:

Mọi lợi nhuận mà Vụn Art tạo ra được thụ hưởng trực tiếp bởi người lao động mà đa số trong đó là người lao động khuyết tật – được nhận lương, BHXH và hỗ trợ nhà ở, bên cạnh việc chi cho đa số hoạt động của  Hội Người khuyết tật quận Hà Đông. Nhưng không dừng lại tại đó, một giá trị không nhỏ khác mà người lao động khuyết tật ở có được nhận thông qua Vun Art là sự phục hồi thương tổn và chữa lành tâm hồn. Học viên, người lao động khuyết tật và gia đình họ trở nên tự tin hơn, lạc quan hơn và có thể chủ động trong từng hành vi, cử chỉ, không còn nhút nhát mặc cảm nữa, có em còn bộc lộ năng khiếu của mình.

Vụn Art còn là nơi hiện thực hóa mong mỏi khôi phục các giá trị thẩm mỹ đã có của các dòng tranh dân gian truyền thống, tái tạo sức sống và lan tỏa hơi thở văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại. Những sản phẩm mà Vụn Art cung cấp trên thị trường không chỉ chứa đựng sự nhẫn nại và tài hoa của những người lao động khuyết tật, mà còn truyền tải văn hóa truyền thống được chuyển thể lên chất liệu lụa, được cách tân hài hòa để giá trị tưởng xưa cũ trở nên hài hòa với nhu cầu, thẩm mỹ và ứng dụng hiện đại. Nỗ lực bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống bằng phương cách riêng của Vụn Art đã phần nào được ghi nhận: sản phẩm buổi đầu của Vụn Art đã giành giải khuyến khích cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2018; đến 2019, Vụn Art đạt 04 sao chương trình OCOP của UBND thành phố Hà Nội.

Một sản phẩm khác của Vun Art

Vụn Art còn có hoài bão phát triển hoạt động du lịch để quảng bá, truyền thông giá trị di sản đến các du khách và bạn bè năm châu nữa. Nhưng rồi, Đại dịch COVID làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và thử thách sức chịu đựng của Vụn Art, cũng như nhiều Doanh nghiệp, Tổ chức tạo tác động khác.

Vụn Art còn có hoài bão phát triển hoạt động du lịch để quảng bá, truyền thông giá trị di sản đến các du khách và bạn bè năm châu nữa. Nhưng rồi, Đại dịch COVID làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và thử thách sức chịu đựng của Vụn Art, cũng như nhiều Doanh nghiệp, Tổ chức tạo tác động khác.

Vụn Art bền bỉ giữa gian lao mùa COVID

Cho đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng COVID, còn Vụn Art cũng từ đó mà chịu bốn tận bão giông mà trận sau khắc nghiệt hơn trận trước. Nếu ở những đợt dịch đầu, ngành Du lịch lao đao do việc mất đi nguồn khách quốc tế, Vụn Art do đó phải gác lại những dự án Du lịch văn hóa vốn khởi đầu thuận lợi và mất đi phần doanh thu đến từ sản phẩm dành cho khách du lịch; thì Đợt dịch thứ 3, thứ 4 càng khiến Vụn Art khó khăn bộn bề. Do phong tỏa, giãn cách xã hội kéo dài, doanh thu của HTX giảm tới 95% tính đến tháng 9/2021, những tháng gần đây HTX buộc phải nợ bảo hiểm, nợ tiền thuê địa điểm, nợ thuế và giảm 50% lương của người lao động. 

Trong tình hình chung, Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào cũng gặp ít nhiều khó khăn cả, nhưng với Vụn Art – nơi dành đa số lợi nhuận dành cho ngưới lao động khuyết tật và hoạt động của Hội Người Khuyết tật địa phương, nơi không thể buông người lao động khuyết tật vốn đã có đời sống vất vả, việc nỗ lực duy trì hoạt động và thoát khỏi bế tắc càng thêm phần gian khó. Sản phẩm tồn đọng, hoạt động sản xuất cầm chừng, Vụn Art đã tranh thủ các kênh bán hàng trực tuyến nhưng vẫn chỉ nhận được những đơn hàng thưa thớt. 

Tuy vậy, chính việc thực thi và duy trì nỗ lực tạo tác động từ trước đến nay đã giúp Vụn Art đã được “lại quả” các hỗ trợ thiết thực từ cộng đồng để vượt qua thách thức hiểm nghèo nhất. Trong suốt những đợt giãn cách, 22 lao động đang làm việc tại HTX nhận được sự quan tâm ủng hộ của Thường trực Quận ủy, UBND quận – MTTQ- các hội đoàn thể quận Hà Đông và cộng đồng để ổn định, duy trì cuộc sống. Bản thân Vụn Art cũng tích cực vận động các cơ quan, tổ chức, Doanh nghiệp để tiếp sức khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dù vẫn còn vất vả, thử thách, nhưng những người lao động cần cù tài hoa còn ở đó, những sản phẩm tinh tế sáng tạo còn đó, cùng bạn bè, cơ quan tổ chức đồng hành, Vụn Art biết mình không đứng một mình.

Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

Vụn Art - Nơi gặp gỡ của những khát vọng nhân văn và sáng tạo

HTX Phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh - Chuyển mình với dự án mới “cây chổi” thời covid

HTX Bản Thổ - Khát vọng hồi sinh những cánh rừng và giấc mơ sinh kế bền vững

Vụn Art - Nơi gặp gỡ của những khát vọng nhân văn và sáng tạo

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP