Trung tâm Nghiên cứu ứng dụ và Hỗ trợ trẻ tự kỷ Tuệ Quang là tổ chức xã hội được hình thành từ câu chuyện cá nhân của 1 gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ. Trong 2 năm qua, trung tâm Tuệ Quang chúng tôi vẫn bền bỉ hoạt động với 100% giáo viên hiện có, không có giáo viên nào xin nghỉ việc hay chuyển việc. Chúng tôi cũng đã tiếp xúc, gặp gỡ với: 133 gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ hoặc rối loạn phát triển, chậm phát triển và đồng hành cùng 717 gia đình kể từ khi thành lập đến nay. Đã có 93 khóa học trực tiếp và trực tuyến (online) được tổ chức, duy trì đem đến cơ hội hòa nhập cho 93 bé tuổi từ 2 đến 8 cũng như đem niềm vui tới cho hàng tram gia đình.

Với phương châm gia đình là nền tảng và môi trường giáo dục tốt nhất cho con trẻ, hơn 5 năm hoạt động dưới danh nghĩa Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và hỗ trợ trẻ tự kỷ Tuệ Quang và 15 năm đồng hành cùng Hội quán Con về chúng tôi luôn hướng tới việc đồng hành cùng các phụ huynh có con tự kỷ giúp họ hiểu hơn về những gì con mình đang có, đang gặp khó khăn và đang mong đợi được giúp đỡ. Những giờ can thiệp cá nhân luôn luôn có sự tham gia của phụ huynh và giáo viên luôn chia sẻ nhiệt tình, có trách nhiệm với những gì đã và đang thực hiện trong chương trình can thiệp để phụ huynh sớm nắm bắt được kỹ thuật, phương pháp, cách thức truyền đạt, dạy dỗ con mình. Việc thực hiện song song 2 nhiệm vụ: can thiệp cá nhân cho trẻ tự kỷ và chuyển giao phương pháp, cách thức cho phụ huynh  đã đem lại tỷ lệ thành công vượt trội (>80% đối với nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi; trên 50% đối với nhóm  đối tượng từ 36 đến 60 tháng tuổi và thời gian can thiệp tại trung tâm luôn được rút ngắn tối đa để các gia đình sớm ổn định cuộc sống, trẻ sớm được hòa nhập.

Trung tâm cũng luôn duy trì liên lạc với tất cả các gia đình có con tới với trung tâm Tuệ Quang và xây dựng nên 1 mạng lưới những phụ huynh trực tiếp theo dõi, đánh giá, phản hồi can thiệp và hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

Khi đại dịch tới, mô hình hoạt động được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện tiếp xúc và công nghệ 4.0 đã được kích hoạt tối đa tạo nên những giờ học online với chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất, lưu giữ 100% làm cơ sở trao đổi, hỗ trợ phụ huynh xem lại chính giờ dạy của mình để hiểu, thay đổi, điều chỉnh kịp thời cách thức dạy con nhằm đạt mục tiêu: giờ học sau luôn đạt kết quả tốt hơn giờ trước.

Với những khó khăn của đại dịch thì việc can thiệp cho trẻ tự kỷ bằng hình thức online vừa là cơ hội vừa là thách thức bởi: học online trẻ được học trong môi trường gia đình quen thuộc, các hành vi dễ được xử lý nhưng nếu người hướng dẫn ( người đánh giá, chẩn đoán trẻ; giáo viên giáo dục đặc biệt) không đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng truyền đạt thì phụ huynh rất khó thực hiện được chương trình can thiệp tại nhà.

Tuy nhiên, với mô hình chuyển giao kỹ thuật can thiệp đặc biệt cụ thể cho từng học sinh đến với từng gia đình nên khi đại dịch Covid 19 đến khiến cho hầu hết các ngành nghề gặp khó khăn, các phụ huynh phải tạm dừng công việc để ở nhà thì cũng là lúc họ có thêm thời gian quan tâm, theo dõi, can thiệp tích cực cho con hơn và sự tiến bộ của những đứa trẻ tự kỷ trong những khoảng thời gian giãn cách luôn là động lực để các gia đình gắn bó với trung tâm qua các giờ học online.

Một điều thuận lợi nữa là trung tâm đã sớm  triển khai các khóa học online cho các phụ huynh ở xa, không có điều kiện đưa con tới can thiệp tại trung tâm ngay từ ngày đầu thành lập trên nền tảng Google Workplace for Education được lưu trữ tại máy chủ với dung lượng lớn đã giúp cho các giáo viên của trung tâm Tuệ Quang có được kinh nghiệm dạy online với sự hướng dẫn, làm mẫu 1 cách chính xác, dễ hiểu nên khi thực hiện giãn cách thì công suất hoạt động của trung tâm vẫn được duy trì 100%. Ngoài việc giữ việc dạy học thông suốt, việc sử dụng nền tảng công nghệ tiên tiến, đồng nhất thay vì những giải pháp mang tính tạm thời giúp bảo mật mọi thông tin nhạy cảm của từng giờ học, tạo sự an tâm và tín nhiệm từ phía gia đình. Trung tâm Tuệ Quang tự tin rằng dịch Covid-19 cũng là một cơ hội đẩy mạnh chuyển đổi số, giúp nhiều gia đình ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể tiếp cận phương pháp can thiệp hiệu quả.

Cũng trong 02 năm qua, chị Đào Hải Ninh cùng tập thể giáo viên của trung tâm Tuệ Quang đã cùng nhau chắp bút viết nên cuốn sách “Con về không phải bởi phép màu” được Nhà Xuất bản Phụ nữ phát hành vào tháng 12 năm 2020. Cuốn sách là 15 câu chuyện có thật được chính những người giáo viên giáo dục đặc biệt kể lại chân thực như những lời động viên gửi gắm tới các bậc phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ lời nhắn nhủ: chỉ có sự nỗ lực không ngừng nghỉ và  phương pháp can thiệp đúng đắn của gia đình mới có thể đưa con trở lại cuộc sống bình thường như các bạn của con.

Sự kiện ra mắt cuốn sách đã được NXB Phụ nữ và trung tâm Tuệ Quang tổ chức tại Phố sách Hà Nội vào ngày 12.12.2020 cũng đồng thời là 1 sự kiện sinh hoạt ý nghĩa của Câu lạc bộ gia đình người tự kỷ Hà Nội và các trung tâm hướng nghiệp cho thanh thiếu niên tự kỷ, trẻ khuyết tật với những gian hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm của chính người tự kỷ. Từ khi ra mắt tới nay, cuốn sách đã được trao gửi tới hàng trăm gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ, tới với những giáo viên can thiệp cho trẻ tự kỷ cũng như những người quan tâm đến trẻ tự kỷ giúp cho quá trình can thệp tại nhà cho các bé tự kỷ được nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn và được cộng đồng chia sẻ ngày càng nhiều hơn.

Khó khăn đặc thù do dịch covid 19 cũng khiến cho các khoản hỗ trợ học sinh tăng vọt (giảm 25% học phí cho các ca học online, miễn học phí cho các gia đình trong vùng dịch hoặc cha mẹ tạm thời mất việc…). và vì vậy việc đầu tư  nâng cấp cơ sở vật chất hay bổ sung thêm các chính sách ưu đãi cho giáo viên cũng đang phải tạm hoãn lại.

Còn 1 khó khăn nữa không đến từ đại dịch mà đến từ chất lượng đào tạo giáo viên can thiệp đặc biệt, chuyên ngành tâm lý, phục vụ cộng đồng khiến cho việc tuyển giáo viên đạt yêu cầu cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, trao đổi công việc và đủ kỹ năng sống để chia sẻ với các phụ huynh là hầu như không có. Vì vậy, để có được 1 giáo viên đủ điều kiện làm việc tại trung tâm thì thời gian đào tạo phải từ 03-06 tháng và chi phí này chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ trong các khoản chi của trung tâm.

Trong 2 năm qua Ban giám đốc trung tâm Tuệ Quang luôn bám sát tình hình thực tiễn để điều chỉnh cách thức hoạt động sao cho phù hợp với từng thời điểm của dịch bệnh để các mảng dịch vụ chất lượng cao của trung tâm sẽ luôn cung cấp tới từng gia đình có con cần can thiệp đặc biệt. Toàn thể giáo viên, cán bộ của trung tâm Tuệ Quang tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cao Bằng luôn giữ vững tinh thần: học hỏi-chia sẻ-hỗ trợ tối đa tới các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ trong các giờ học trực tiếp và online để đồng hành cùng các phụ huynh khi tự dạy con, giúp giảm tải gánh nặng tài chính và giảm sự phụ thuộc của các gia đình vào cơ sở can thiệp đặc biệt trong thời điểm khó khăn của đại dịch.                                                                                                                                                                                   

Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

Trung tâm Tuệ Quang - Cầu nối đưa con trở về

Giáo dục

EH4C – Doanh nghiệp xã hội phát triển giáo dục vì cộng đồng Cao nguyên Hà Giang

Senka Hill - Mô hình vườn rừng khép kín bảo vệ màu xanh rừng tự nhiên

Agritage Việt Nam – câu chuyện về Nông nghiệp Di sản

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP