Chè Thịnh An - Với mong muốn thay đổi cơ bản diện mạo vùng đất và phát huy thế mạnh nông nghiệp của địa phương từ cây chè, giữ được vùng nguyên liệu quý, nâng cao thu nhập cho người dân và sản xuất theo hướng tập trung, an toàn, phát triển bền vững, xây dựng một Thương Hiệu mạnh, định hướng sản xuất duy trì phát triển ngành nghề truyền thống ổn định cho bà con tại vùng chè thị trấn Sông Cầu theo hướng sản xuất an toàn, tập trung kết hợp phát triển du lịch sinh thái vùng chè.
Thị trấn Sông Cầu tiền thân là Nông trường chè Sông Cầu, trực thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam, được thành lập từ năm 1960. Đây là vùng chuyên canh sản xuất chè, với việc khảo nghiệm các yếu tố về thổ nhưỡng, chất đất rất kỹ của các nhà khoa học từ khi xây dựng Nông Trường Chè, sản phẩm chè của vùng đạt chất lượng cao và từ những năm 80, 90 là nguồn xuất khẩu chủ lực cho nghành chè Việt Nam. Từ một vùng chuyên canh chè với diện tích cả ngàn Ha và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chè để chế biến sản xuất và xuất khẩu, các thị trường lớn là Nga, Trung Đông, Xrilanca, Nhật…. Các giống chè hiện có tại thị trấn là: Chè Trung Du, LDP1, Giống chè Nhật, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Bát Tiên, Hương Bắc Sơn, Hùng Đỉnh Bạch, PH1, PH8, TRI 777, TRI 5.0, LDP2, PT95. Sau khi Liên Xô sụp đổ và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước xong đến nay - gần 10 năm - nhà máy chè không còn hoạt động, các hoạt động xuất khẩu theo đó không còn, bà con nhận khoán diện tích, toàn bộ vùng nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn tự sao sấy truyền thống và nội tiêu. Cả một vùng nguyên liệu rộng lớn hầu như bị bỏ ngỏ, người nông dân loay hoay với việc tự sản xuất và tiêu thụ, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát và tư thương ép giá, đời sống người làm chè thực sự rất khó khăn, nguy cơ hiện hữu mất đi một vùng nguyên liệu chất lượng và rộng lớn. Cần lắm việc sản xuất theo chuỗi giá trị và mang sản phẩm đi xa…. Cần có sự liên kết sản xuất chặt chẽ…..
Năm 2016 - Hợp tác xã Chè Thịnh An ra đời trong bối cảnh người nông dân chặt bỏ chè do loay hoay tự lo, tự chăm sóc, tự thu hái và mang ra chợ địa phương bán, sản xuất nhỏ lẻ, tư thương ép giá và rất cần đầu ra cho sản phẩm, với quy hoạch 50ha vùng nguyên liệu tập trung, sau đó mở rộng quy mô lên 70ha, Thịnh An bắt đầu với cách làm mới sản xuất tập trung, chịu trách nhiệm về sản phẩm, tiếp cận các dự án hỗ trợ của Nhà Nước về làm chè an toàn, tiếp cận các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng Thương Hiệu chè Thịnh An, sau 5 năm chỉ đạo sản xuất (từ năm 2016 đến nay) tư duy người nông dân thay đổi, cách làm thay đổi, chất lượng chè an toàn được khẳng định, sản phẩm được khách hàng trong nước tin yêu và bắt đầu xuất khẩu, đời sống của người làm chè được nâng cao, người lao động gắn bó với cây chè, phát huy từng thế mạnh trong liên kết sản xuất bốn nhà và coi Thịnh An như ngôi nhà yêu thương của người làm chè.
HTX chè Thịnh An quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng nhà xưởng sản xuất tập trung, quy tụ nghệ nhân làm chè, truyền thụ nghề, khai thác thế mạnh của liên kết ai mạnh gì làm lấy (hộ chăm nguyên liệu, hộ sao sấy, làm thương mại…). Kêu gọi đầu tư hỗ trợ cho nông dân vật tư thiết bị sản xuất và phân bón, kỹ thuật tiên tiến và công nghệ.
Sản phẩm chè Thịnh An – Thái Nguyên, chè Sông Cầu của chúng tôi bắt đầu như vậy. Từ khi thành lập đến nay với 5 năm hoạt động, từ chỗ có 7 thành viên sáng lập, nay HTX đã có 150 hộ thành viên, từ chỗ chỉ có 5ha sản xuất ban đầu, nay đã là 50 ha liên kết sản xuất VietGAP và 20ha làm Hữu cơ với sản lượng 140 tấn chè búp khô đặc sản một năm và 176 hộ thành viên, giá chè búp khô từ 30.000đ/kg năm 2016 giờ cân chè khô thấp nhất đạt 300.000đ/kg, Chè Đinh cao cấp đạt giá 3 triệu đồng/kg.
Cùng với việc chủ động đầu tư máy móc công nghệ trong sản xuất và đẩy mạnh thương mại, sản phẩm Thịnh An đạt tiêu chuẩn đang có chỗ đứng trong thị trường rất tốt và đảm bảo bao tiêu ổn định để đời sống người làm chè thay đổi theo hướng tích cực. Hiện tại 4 sản phẩm chè Ocop 4 sao và 3 sao của Thịnh An đã có mặt tại Go; Trung Tâm trưng bày và giới thiệu nông sản an toàn Việt Nam; các cửa hàng tiện ích; các cửa hàng tại Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh, Đăclak, Bình Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Phước, Phú Yên,Phú Thọ, Vĩnh Phúc…. Các đại lý cả nước, các trạm hải đăng và đang nỗ lực đàm phán với các tập đoàn có hệ thống bán hàng lớn. Năm 2020 đã xuất khẩu sang Malayxia, Pháp, Trung Quốc tuy chưa nhiều và phải qua công ty thương mại nhưng đã khẳng định chất lượng sản phẩm và hướng đi đúng của HTX.
Đến thời điểm hiện tại Thịnh An góp phần rất lớn cho vùng đất này thay đổi rõ rệt. Sản phẩm chè mang Thương Hiệu Thịnh An dần chinh phục khách hàng khó tính, yêu chè và có thị phần ổn định, hiện là một trong những Thương Hiệu mạnh của tỉnh Thái Nguyên và đã có các hợp đồng cung cấp sản phẩm ổn định 10 năm, 15 với các DN.
Năm 2021chúng tôi không có đơn hàng xuất khẩu. Chúng tôi vẫn phải thu mua nguyên liệu chè tươi và chế biến sản phẩm vì đã ký kết hợp đồng bao tiêu nguyên liệu cả năm cho nông dân nhưng hàng hoá lại không thông thương được.
Đọng hàng, cạn vốn lưu động, vẫn phải chế biến khi không thể xuất hàng, thiếu kho chứa, kinh phí giữ các văn phòng gian hàng đã thuê (mà phải giãn cách do dịch bệnh), không thể lưu thông vận chuyển được hàng hóa, khi vận chuyển được thì cước phí tăng quá cao.
Trước khó khăn của HTX – Tôi – thủ lĩnh và là linh hồn của HTX đã rời bỏ công việc Nhà nước trên cương vị PCT UBND thị trấn với hơn 20 năm công tác để trực tiếp toàn tâm toàn ý dìu dắt HTX vượt khó khăn, bão giông vững bước – và tôi tin - tôi làm được việc đó.
Bản thân tôi cũng đã hai lần – bệnh viện chẩn đoán theo dõi K – Tôi vẫn luôn lạc quan, yêu đời và kiên cường để được làm điều mình muốn, mình đam mê, say sưa.
Trung thành với mục tiêu và sứ mệnh của mình khi thành lập DN, HTX coi đó là mục tiêu xuyên suốt và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đơn vị. Yếu tố phát triển “bền vững” theo nhiều góc độ phương diện phải được coi là tiền đề để tồn tại và phát triển, chậm và chắc, không xốc nổi, không làm bằng mọi giá. Giữ mối liên hệ liên kết chặt chẽ với các hộ thành viên vùng nguyên liệu, chia sẻ lợi nhuận phù hợp tạo sự gắn kết, biết quan tâm tới quyền lợi của hộ thành viên theo nguyên tắc có lợi cùng hưởng (không bình quân chia đều nhưng luôn tạo được động lực và gắn kết kịp thời