“Quê tôi đó miền đồng bằng châu thổ

Dòng Cửu Long tuôn đổ chín cửa sông

Đất mênh mông trĩu nặng lúa vàng đồng

Vườn trái ngọt cây quằn bông sai quả.”

A body of water with grass on the sideDescription automatically generated with low confidence

Nỗi buồn hạn mặn của đồng bằng trù phú

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất phù sa màu mỡ, thời tiết thuận hòa với hai mùa mưa nắng, cây trái ngọt lành, cá tôm đầy sông rạch. Niềm tự hào ấy một thời góp phần làm nên thương hiệu “miền sông nước hào sảng” và là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước tìm đến châu thổ Cửu Long.

Cuối năm 2015, hạn mặn khốc liệt diễn ra ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm thiệt hại hơn 160.000 ha đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa ven biển. Nỗi buồn hạn mặn phủ bóng đen lên nhiều vùng quê sông nước miệt vườn trù phú, để lại di chứng nặng nề, đánh mạnh vào âu lo về sinh kế của bà con nơi đây. Những cuộc di dân của người miền Tây lên TP.HCM và các tỉnh miền Đông để kiếm sống ngày một tăng. Cảnh tượng nông dân rơi nước mắt, cửa đóng then cài, bỏ xứ mưu sinh in đậm trong tâm trí anh Huỳnh Chí Phương, thôi thúc anh phải làm điều gì đó.

A picture containing outdoor, person, peopleDescription automatically generated

Biến khó khăn thành thuận lợi và năng tầm giá trị hạt gạo.

Để ứng phó với xâm nhập mặn, bà con nghĩ ra một sáng kiến thích nghi là chuyển đổi sang canh tác 1 vụ tôm và 1 vụ lúa/năm thay cho 2 vụ lúa như trước đây. Vào mùa nắng, khi mặn xâm nhập, người nông dân dẫn nước mặn vào ruộng để nuôi tôm. Vào mùa mưa, nông dân trữ nước mưa rửa mặn, trồng lúa xen canh với nuôi tôm càng xanh. Sáng kiến này nhanh chóng được nhân rộng. Đến nay, diện tích canh tác mô hình “con tôm ôm cây lúa” ở ĐBSCL đã lên đến hơn 200.000 ha và cong tiếp tục tăng.

Tuy chất lượng gạo từ mô hình lúa tôm được đánh giá ngon và “sạch” nhưng giá trị mang lại cho bà con không khác biệt so với các mô hình canh tác lúa 2-3 vụ/năm. Anh Phương cùng các cộng sự khao khát được san sẻ khó khăn một cách thiết thực nhất với bà con bằng cách nâng cao giá trị hạt gạo. 

A child holding a frisbeeDescription automatically generated

Cuối năm 2018, công ty Lúa Tôm được thành lập với sứ mệnh kết nối chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả canh tác lúa tôm và kiến tạo hệ sinh thái lúa tôm bền vững cho ĐBSCL. Đến nay, công ty đã liên kết với hàng trăm nông hộ, diện tích sản xuất hơn 300 ha mỗi vụ, sản phẩm gạo Lúa Tôm của công ty hợp tác với bà con nông dân đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế USDA và EU. Nông dân được công ty cung cấp 100% vật tư hữu cơ với giá rẻ, nợ đến cuối vụ và được công ty bao tiêu giá lúa cao hơn giá thị trường 1.500 đ/kg. Cùng với tăng lợi nhuận cho bà con nông dân, hạt gạo hữu cơ Lúa Tôm được nhiều chuyên gia và khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, bảo vệ môi trường, Mô hình nông nghiệp bền vững thích nghi biến đổi khí hậu của Lúa Tôm góp phần xây dựng nên những vùng quê “đáng sống”.

Đại dịch kéo đến: 

Từ 2020, đại dịch diễn biến ngày một phức tạp, đỉnh điểm là đầu tháng 7/2021. Lãnh đạo công ty đánh giá nguy cơ, chủ động phương lên án ứng phó. Những khó khăn tức thời được giải quyết nhanh chóng nhờ sự hợp tác với chính quyền địa phương. Khi nhận thấy quyết định của địa phương gây ảnh hưởng đến sản xuất, Lúa Tôm đã nhanh chóng liên lạc với cơ quan ban ngành liên quan để trình bày và kết quả là có những đề xuất được địa phương lắng nghe và thay đổi. Phương châm “sẵn sàng - chủ động” được lan tỏa đến các nhân viên làm việc tại nhà. Công nhân làm việc ở nhà máy được áp dụng sản xuất 3 tại chỗ theo quy định. Riêng đội ngũ tài xế giao hàng gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, đội ngũ tài xế xe tải được cán bộ ở kho quản lý nhưng từ khi dịch bệnh phức tạp, lãnh đạo doanh nghiệp xác định đây là đội ngủ đóng vai trò quan trọng nhưng cũng gánh chịu nhiều nguy cơ nhất nên đã trực tiếp quản lý, thường xuyên động viên, hướng dẫn và kiểm tra tuân thủ phòng dịch. Bất cứ khi nào tài xế gặp khó khăn đều nhanh chóng được hổ trợ. Đến nay, mọi hoạt động sản xuất từ đồng ruộng đến nhà máy và khách hàng vẫn thông suốt, doanh thu của công ty tăng trưởng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

“Qua cơn lũ dữ, hạt phù sa động lại sẽ giúp giúp hạt vừa nảy mầm tăng trưởng nhanh.” Anh Phương chia sẻ. “Tôi cho rằng, mọi khủng hoảng đều dẫn đến sự sáng tạo độc nhất vô nhị và mở ra cửa sổ cơ hội để doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng vươn lên. Vậy nên, chúng tôi luôn lạc quan hướng về tương lai.”

Mô hình kinh doanh F&C Link

A group of people working in a rice fieldDescription automatically generated with low confidence

Trước những khó khăn của giai đoạn Covid, Lúa Tôm mạnh dạn đưa ra mô hình kinh doanh mới “F&C Link” để bà con kể câu chuyện sản phẩm của mình đến với khách hàng thông qua việc trực tiếp bán hàng và chăm sóc khách hàng (best friend link). 

Những doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng hưu cơ sẽ ký hợp đồng trực tiếp với người nông dân. Khách hàng sẽ thanh toán số tiền trong hợp đồng ứng với số lượng gạo đăng ký mua trước với người nông dân để họ trang trải cuộc sống và chi phí sản xuất. Quá trình sản xuất lúa sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn hữu cơ và dưới sự giám sát chặt chẽ của công ty Lúa Tôm. Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân sẽ tự xay xát, đóng gói và gửi cho khách hàng theo nhiều đợt đã thoả thuận trong hợp đồng. Điều này đảm bảo cho khách hàng luôn được sử dụng gạo mới, ngon và đúng theo yêu cầu của khách hàng (lứt hay trắng).

A picture containing grass, outdoor, personDescription automatically generated

Trong suốt quá trình sản xuất, khách hàng sẽ được người nông dân kể những câu chuyện về cuộc sống cũng như về quá trình sản xuất của họ. Người nông dân cũng sẽ cung cấp cho khách hàng các hình ảnh, video của quả trình sản xuất lúa thông qua mạng xã hội hoặc livestream trực tiếp. Khách hàng cũng có thể xuống trực tiếp để tham quan ruộng sản xuất của nông dân theo sự sắp xếp của hai bên hoặc đi tập trung vào cuối năm dưới sự tổ chức của công ty Lúa Tôm theo hướng du lịch cộng đồng.

Mô hình “F&C Link” đưa đến sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm trong khi đảm bảo chất lượng gạo ngon, an toàn cho sức khỏe, cắt giảm được các chi phí trung gian nên giá thành thấp hơn 30-40% so với giá thị trường mà thu nhập cho người nông dân lại tăng lên. Giá gạo ổn định, người sản xuất và khách hàng cùng hưởng lợi.

Là người bạn của nông dân, Lúa Tôm rất hãnh diện và tự hào khi sáng kiến của mình bước đầu đã cho thấy hiệu quả.

Lời tri ân

Trong giai đoạn khó khăn, CSIP, Oxfam và đại gia đình EFD luôn đồng hành, truyền năng lượng để Lúa Tôm không những sải cánh bay cao, bay xa mà còn nhìn xa và rõ hơn những gì doanh nghiệp cần làm cùng với trái tim luôn hướng về cộng đồng!  

Xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến tất cả anh chị em! Chúng ta hãy cùng vượt giông bão, hướng về mặt trời để trưởng thành hơn và xua tan những ngày ảm đạm!

A picture containing grass, outdoor, transport, boatDescription automatically generated
“Tôi cho rằng, mọi khủng hoảng đều dẫn đến sự sáng tạo độc nhất vô nhị và mở ra cửa sổ cơ hội để doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng vươn lên. Vậy nên, chúng tôi luôn lạc quan hướng về tương lai.” - Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công Ty TNHH Nông Nghiệp Hữu Cơ Lúa Tôm.'
Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

Lúa Tôm – Cánh én lạc quan miền Tây sông nước

Nông nghiệp
Nông nghiệp
Nông nghiệp

Công nghệ Năng lượng Xanh 1516 – Làm chủ công nghệ “Năng lượng xanh tái tạo”

Hoa Chanh – Homestay đậm chất Sapa của cô chủ người Giáy

My Way Vietnam – Hướng nghiệp cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP