Cái nghèo khiến tôi suýt phải bỏ học để mưu sinh. Lớp học mái cọ ấy đã cho tôi ước mơ sau này lớn lên phải thoát ly khỏi làng bản để học hỏi, làm giàu và đưa công nghệ mới về giúp cho quê hương mình phát triển.

A picture containing mountain, nature, outdoor, hillDescription automatically generated

Ước mơ từ mái trường lá cọ

Tôi là Đặng Văn Chính, vốn là một thanh niên dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái. Ngày nhỏ chỉ biết theo cha mẹ lên nương làm rẫy, mãi năm 10 tuổi tôi mới được cắp sách đến trường nhờ vào chương trình tài trợ của tổ chức UNICEF. Đó là một lớp học đặc biệt, được dự án tài trợ dựng ngôi trường lợp lá cọ, tường chát đất trộn rơm, trang bị bàn ghế rất đẹp và mới. Tôi nhớ như in hình ảnh cô giáo chủ nhiệm vất vả tất bật dạy lớp ghép, cứ giảng xong cho lớp này để giao cho học sinh làm bài tập, đọc thầm bài trật tự lại qua giảng cho lớp kia. Một lớp học mà có đến 3 trình độ: lớp 1, lớp 2, lớp 3, với 3 cái bảng đen quay về 3 hướng khác nhau. Học sinh thì nhiều lứa tuổi, có bạn còn địu theo em trên lưng… Càng nhớ, lòng tôi càng muôn phần biết ơn cô giáo và UNICEF.

A picture containing grass, outdoor, sky, mountainDescription automatically generated

Ngày đó, đời sống quê tôi thật khó khăn. Mất mùa thường xuyên dẫn đến nạn đói cuối năm 1990 – 1992 làm vùng quê vốn đã nghèo lại càng thêm cùng cực. Bữa cơm chỉ có gạo Miền Nam mùi mốc độn sắn. Nhà tôi có 6 anh chị em. Tôi là con thứ 2 trong gia đình. Bố tôi thường xuyên xa nhà nên tôi trở thành lao động chính cùng với mẹ và chị gái, học tiểu học mà đã phải vác cái cày, cái bừa dắt trâu đi làm đất chuẩn bị mùa cấy. Tuổi ăn tuổi lớn mà dinh dưỡng không đủ dẫn đến thể trạng của tôi thấp còi vác cái bừa phải nghiêng vẹo người để cái bừa khỏi bị trạm đất. Cái nghèo khiến tôi suýt phải bỏ học để mưu sinh. Lớp học mái cọ ấy đã cho tôi ước mơ sau này lớn lên phải thoát ly khỏi làng bản để học hỏi, làm giàu và đưa công nghệ mới về giúp cho quê hương mình phát triển.

Ngày tôi đăng ký theo học chương trình “Đào tạo Lập trình viên” của Trung tâm đào tạo CNTT ở Hà Nội, để có tiền lộ phí và học phí ban đầu, bố tôi phải bán 2 hecta đất rừng. Ngày tiễn tôi ra ga tàu xuôi Hà Nội học, bố tôi, một người lính cương nghị chỉ nhắn nhủ một điều: “Không thành công thì đừng có về” (vì đất phần của tôi đã bán hết). Khoảng thời gian 18 tháng học là bao khó khăn đối với một trai bản chưa bao giờ đi ra khỏi những dãy núi mờ sương. Ban ngày tôi là vai anh thợ thạch cao làm việc tại công trình, tối đến trở thành anh học viên trên giảng đường. Cứ được nghỉ học là tôi đi làm thêm, mỗi năm chỉ về nhà vào dịp Tết.

Sau này, tôi lấy thêm bằng Đào tạo từ xa của Trường Đại học CNTT – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, rồi cùng các bạn lập công ty ở Hà Nội. Mọi việc diễn ra rất thuận lợi, nhưng tâm trí tôi luôn luôn canh cánh trong lòng ước mở thuở nhỏ và hướng về quê hương nơi còn bao nhiêu gia đình, bao nhiêu đứa trẻ có hoàn cảnh giống như mình.

A picture containing ground, outdoorDescription automatically generated

Biến giấc mơ thành hiện thực

Nhờ hoạt động trong lĩnh vực CNTT, tôi cũng có chút vốn liếng và tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Đây chính là cơ hội để tôi thực hiện nhiệm vụ tự mình giao cho mình: Đưa công nghệ về quê, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật về với bản làng.

Từ năm 2016, tôi cùng với các bạn thiện nguyện ở Hà Nội về giúp thanh niên khởi nghiệp. Nơi chúng tôi hướng đến là xã Nà Hẩu của huyện Văn Yên – một xã vùng cao đặc biệt khó khăn với gần 2.500 nhân khẩu người đồng bào Mông. Tiềm năng bản địa nơi đây khá phù hợp để phát triển Du lịch Cộng đồng, vì xã nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu với diện tích tự nhiên 19.650 ha với rừng nguyên sinh bạt ngàn, thác nước, hang động và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên” do huyện Đoàn Văn Yên tổ chức dự án, khởi nghiệp của chúng tôi đạt giải Nhì. Ngày 24 tháng 5 năm 2019, HTX Nông nghiệp và Du lịch được thành lập với các thành viên là thanh niên, hộ gia đình người Mông ở Nà Hẩu với sứ mệnh là đưa Nà Hẩu trở thành khu du lịch của tỉnh Yên Bái. Mục tiêu sẽ tạo công ăn việc làm cho 2.000 người và tạo sinh kế mới cho bà con người Mông xã Nà Hẩu.

Có người hỏi tôi: Anh là người Dao, là người xã Yên Phú. Tại sao không làm ở vùng đồng bào người dân tộc mình, mà lại làm ở Nà Hẩu? Tôi trả lời: Khi trái tim mình đủ rộng mở thì sẽ thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”

A picture containing grass, outdoor, mountain, natureDescription automatically generated

Việc tìm người đồng hành cũng không đơn giản. Ở vùng cao, những người đi học Đại học rất hiếm. Làm thế nào để có đội ngũ lãnh đạo HTX có năng lực để gánh vác trọng trách này. Sau bao ngày tháng kết nối đội ngũ, chúng tôi mới tập hợp đủ các mảnh ghép bổ trợ cho nhau một cách hoàn chỉnh. Đó là chú Giàng A Châu - một lão thành cách mạng, một già làng từng giữ cương vị Bí thư Đảng ủy xã Nà Hẩu 4 khóa liên tiếp làm Phó Giám đốc. Đó là Giàng A Di - cựu sinh viên Đại học Luật Hà Nội. Đó là Giàng Thị Lan - một cô gái Mông sắc sảo. phụ trách văn nghệ, Giàng A Tú - Bí thư Đoàn xã Nà Hẩu, Thào A Dơ phụ trách hướng dẫn viên, Vàng Văn Phúc phụ trách ẩm thực…. Tôi giữ vai trò là người định hướng, kết nối và tạo ra chuỗi giá trị. Ngoài ra còn có các thầy, các giáo sư chuyên về nông nghiệp, chuỗi giá trị du lịch. Các mảnh ghép hoàn chỉnh của HTX bây giờ là nhà nông, nhà khoa học, Nhà nước và cả doanh nghiệp.

HTX nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu xác định hoạt động chính về mảng Du lịch Cộng đồng và bắt đầu từ việc tạo ra sản phẩm du lịch. Tận dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương, HTX cùng bà con tu sửa lại nhà sàn tạo thành homestay đủ tiêu chuẩn đón khách. Chúng tôi tham gia tập huấn về du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm cho các hộ gia đình, tập huấn phòng cháy chữa cháy, đăng ký an ninh trật tự… Từ 1 căn nhà sàn đón khách, cho đến nay Nà Hẩu đã có 9 nhà sàn được cải tạo đủ điều kiện phục vụ khách, bước đầu tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho các hộ gia đình.

Nà Hẩu được thiên nhiên ưu đãi, mát mẻ quanh năm, lại là đầu nguồn các con suối. Nước chảy ra từ rừng nguyên sinh mát lạnh rất phù hợp với việc nuôi cá tầm. Sản phẩm du lịch ở địa phương không thể không nói đến đặc sản cá tầm. Năm 2019, HTX cho ra mô hình nuôi cá tầm thương phẩm đầu tiên, sau đó 1 năm đã cho kết quả rất khả quan và nhân rộng được mô hình ra toàn xã. Hiện nay Nà Hẩu có 24 bể bạt nổi HPDE, 1 ao lót bạt và 4 bể xây bằng xi măng cốt thép kiên cố, mỗi năm cho doanh thu gần 2 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho 5 lao động, trong đó có 3 lao động là phụ nữ người Mông. Tiềm năng để phát triển mô hình nuôi cá tầm tại Nà Hẩu rất lớn. Mỗi gia đình có điều kiện thuận lợi có thể nuôi 1 đến 2 bể cho thu nhập đến 100 trăm triệu đồng/năm.

Những chuyển mình trong đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho HTX. Lượng khách du lịch giảm đáng kể. Tình trạng khách đặt tour rồi lại hủy xảy ra thường xuyên hơn. Các anh em rất buồn bã, nhưng chúng tôi quyết tìm ra hướng giải quyết. Vấn đề được xác định là: Từ xưa đến giờ, mọi người thường xây dựng homestay rồi đợi khách đến lưu trú. Nhưng nay chúng tôi phải chủ động thường xuyên đăng bài để thông tin cho khách biết về tình hình dịch bệnh ở địa phương, hướng dẫn cụ thể thủ tục đi lại và lưu trú, những quy định cần tuân thủ. Vấn đề tiếp theo là xe khách ít chạy trong đợt dịch. Để tháo gỡ, chúng tôi liên kết với các xe chạy dịch vụ đưa đón khách đi – đến thuận tiện và an toàn. Việc áp dụng CNTT vào quản lý có những thuận lợi nhất định: Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; Quản lý tài chính kế toán bằng phần mềm trực tuyến nhanh chóng thuận tiện và hiệu quả.

A picture containing tree, outdoor, sky, grassDescription automatically generated

Bên cạnh đó, chúng tôi cho các thành viên chuyển trọng tâm sang hoạt động nông nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm bằng phương thức bán hàng online. Thay vì bán con cá, chúng tôi bán nồi lẩu cá. HTX mở nhà hàng Cá tầm 8687 tại thị trấn Mậu A, đăng ký nhãn hiệu VietGAP cho thương hiệu cá tầm NaHau để tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Trong đại dịch, Yên Bái vẫn là vùng xanh an toàn, vì vậy, chúng tôi chủ động tổ chức các tour tắm thác, trải nghiệm thăm quan rừng già, trải nghiệm văn hóa Mông… cho người trong tỉnh. Cùng với những hoạt động trên, HTX cũng đã hoàn thành các tiêu chí và thủ tục để Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái công nhận Điểm du lịch Bản Tát – Nà Hẩu. Vậy là sau hơn 2 thập kỷ mong chờ giờ đây Nà Hẩu đã chính thức có tên trong Làng du lịch vùng Tây Bắc. Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch như nuôi cá tầm, nuôi gà đen nhằm phục vụ du khách và tăng thu nhập cho đồng bào người Mông xã Nà Hẩu. Góp phần đưa Nà Hẩu trở thành xã Nông thôn mới vào năm 2025.

A red bridge over a riverDescription automatically generated with low confidence

Tham gia Én Xanh 2021, chúng tôi mong muốn được giao lưu, học hỏi từ cộng đồng Doanh nghiệp Xã hội trên toàn quốc, đặc biệt là những đơn vị, tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực nông nghiệp và du lịch như chúng tôi. Chúng ta hãy cùng đóng góp những giá trị tốt đẹp để quê hương Việt Nam ngày càng thêm giàu đẹp.

Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu – Điểm đến xanh vùng Tây Bắc

HTX Phụ nữ khuyết tật Ước vọng xanh - Chuyển mình với dự án mới “cây chổi” thời covid

HTX Bản Thổ - Khát vọng hồi sinh những cánh rừng và giấc mơ sinh kế bền vững

Vụn Art - Nơi gặp gỡ của những khát vọng nhân văn và sáng tạo

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP