Tiền thân của Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Trái Tim Hồng là một nhóm phụ nữ khuyết tật tụ họp với nhau để sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm hàng hóa thủ công. Nhóm có một người bị bệnh tan máu bẩm sinh, thường xuyên phải tiếp máu mới duy trì được sự sống. Nhằm giúp bạn có điều kiện truyền máu, mỗi người trong nhóm hàng tháng cùng góp một phần chi phí, do vậy, cả nhóm thống nhất đặt tên là Nhóm phụ nữ Trái Tim Hồng.

A group of people posing for a photoDescription automatically generated

Thành quả của một nhóm phụ nữ khuyết tật chung chí hướng

Để tổ chức chặt chẽ hơn, đúng với qui định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động, được sự tham vấn của một số cán bộ các ngành chuyên môn của huyện Sóc Sớn, ngày 19/01/2015, UBND huyện Sóc Sơn đã ra quyết định thành lập HTX TCMN Trái Tim Hồng, với 10 cá nhân Nhóm phụ nữ Trái Tim Hồng làm thành viên. Đại hội lần I bầu Ban giám đốc gồm 3 người, trong đó, bà Đinh Thị Quỳnh Nga, trưởng nhóm được bầu làm chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX. Sứ mệnh được đặt ra là “Hỗ trợ những người khuyết tật (NKT) bằng cách tư vấn, huấn luyện, tạo việc làm và tổ chức các hoạt động xã hội, tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội…”

Two women sitting on a couchDescription automatically generated with low confidence

Từ năm 2015 đến nay, phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn, HTX đã tổ chức 14 khóa đào tạo, dạy nghề miễn phí cho hơn 400 NKT với các ngành nghề/chủ đề thiết thực, phù hợp với sức khỏe, tình trạng dạng tật, khả năng nhận thức của NKT như: “Kỹ năng kinh doanh vừa và nhỏ cho phụ nữ khuyết tật”, “Giới và kinh doanh”, “Kỹ thuật đan lát mây-tre-nứa”; “Kỹ thuật trồng và chế biến cây phát lộc”, “Kỹ thuật sản xuất hạt gỗ mỹ nghệ”; “Kỹ thuật đan xâu, sản xuất các sản phẩm TCMN bằng hạt gỗ”, “Tin học văn phòng”, “Kỹ năng Photocopy - Dịch vụ Văn phòng phẩm”, “Kỹ thuật may công nghiệp”, “Kỹ thuật trồng nấm”, “Kỹ năng quản lý - ghi chép sổ sách”, “Kỹ năng bán hàng online”, “Kỹ năng nấu ăn”, “Pha chế đồ uống”… Hầu hết NKT sau khi qua các khóa đào tạo đã có kỹ năng lao động và tìm được việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của họ được cải thiện, từ đó vị thế của họ được nâng cao trong gia đình và xã hội, có tiếng nói và tự tin hòa nhập cộng đồng.

Cùng với việc hướng nghiệp và đào tạo nghề, căn cứ vào tình hình lao động là NKT, HTX đã tổ chức sản xuất và kinh doanh 6 ngành hàng chính: Photocopy và Dịch vụ Văn phòng phẩm; Sản xuất hạt gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm TCMN bằng hạt gỗ; Trồng nấm; Dịch vụ cà phê – giải khát; May công nghiệp; Sản xuất than sinh học.

HTX đã thu hút 78 cán bộ, thành viên, người lao động tham gia, trong đó có 38 lao động trực tiếp với thu nhập bình quân 3 triệu VND/tháng, 40 lao động làm việc thời vụ. HTX được Sở LĐTB&XH Hà Nội công nhận là Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 87% lao động là người khuyết tật. Khi đã có công ăn, việc làm ổn định, NKT sẽ có đủ điều kiện nâng cao vị thế, được tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu: y tế, giao thông, giáo dục, thể thao, văn nghệ…

Ngoài ra, hàng năm HTX còn trích kinh phí đào tạo nghề mộc mỹ nghệ cho 40 NKT; tặng quà cho người cao tuổi; các bệnh nhân trại phong Minh Phú; trẻ em khuyết tật Trường Nuôi dưỡng & Giáo dục Trẻ em khuyết tật huyện Sóc Sơn và những NKT có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

A group of people in a classroomDescription automatically generated with medium confidence

Năm 2019, HTX xây dựng ý tưởng khởi nghiệp cho các nhóm phụ nữ yếu thế trong huyện, hướng dẫn và tạo cơ hội cho các nhóm phụ nữ khuyết tật với các ý tưởng khởi nghiệp tham gia một chương trình dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ khuyết tật. Kết quả, 2 ý tưởng được các tổ chức lựa chọn đầu tư.

A group of people on a stageDescription automatically generated with medium confidence

Thách thức và cơ hội của đại dịch Covid

Suốt 2 năm qua, đại dịch Covid kéo đến đã gây ra cho HTX những khó khăn không nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đình đốn, nguyên liệu đầu vào thiếu, tiêu thụ sản phẩm chậm, chi phí phòng dịch lớn, chi phí bảo trợ xã hội cho người lao động cao. Những điều đó dẫn đến tình trạng doanh thu thấp, lợi nhuận âm. Trong lúc này, HTX chưa tiếp cận được vốn lãi xuất ưu đãi của nhà nước do chưa có tài sản bảo đảm, chưa tiếp cận được công nghệ cao trong sản xuất do hạn chế vốn đầu tư và khả năng chuyên môn của người lao động. Hạn chế về vốn đầu tư chính là một rào cản khi mà các thành viên HTX là NKT, không có vốn lớn đóng góp để phát triển và quay vòng vốn lưu động.

Trong việc duy trì sản xuất, HTX rất khó khăn trong việc thực hiện “ba tại chỗ” cho các lao động nữ để do họ nặng gánh gia đình, phải nuôi con nhỏ, trong khi HTX chưa có buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp.

Gian nan là vậy, nhưng giai đoạn này cũng giúp HTX nhìn ra những cơ hội mới. Mặt hàng khẩu trang phòng dịch tiêu thụ mạnh nên HTX đã tập trung sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng doanh thu, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, HTX tổ chức sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng hạt gỗ tại gia đình người lao động, đảm bảo việc làm thường xuyên và phòng chống dịch tại nhà. Một trong những bước chuyển quan trọng nữa của HTX là phát triển mạng lưới khách hàng qua các kênh online. 

A picture containing text, sign, outdoor, storeDescription automatically generated

Tuy doanh thu hạn chế, phúc lợi giảm, chưa thể thực hiện tốt các mục tiêu xã hội đã đề ra nhưng HTX vẫn cố gắng thực hiện một số chương trình ý nghĩa thiết thực: Tặng 5.000 chiếc khẩu trang và 40 lít nước rửa tay kháng khuẩn cho cộng đồng với tổng kinh phí 45 triệu VND; Trao tặng 38 suất quà, mỗi suất trị giá 2 triệu VND cho 38 NKT là lao động trong HTX; Tặng sản phẩm nấm sò trắng cho một số quận huyện nội đô, tuyến đầu phòng chống dịch và NKT trên địa bàn.

HTX cũng đươc Quỹ Abilis tài trợ dự án “Đào tạo kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất nấm sò, tạo việc làm cho người khuyết tật huyện Sóc Sơn”. Dự án đã đào tạo kỹ thuật trồng nấm cho 35 NKT để trở thành lao động trong ngành trồng nấm của HTX, giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định.

Hướng đến tương lai

Trải qua những thăng trầm, HTX thấy rằng, cần có những biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số cho phụ nữ, đồng thời trú trọng đến việc phổ cập công nghệ số và các kỹ năng cần thiết, góp phần đảm bảo sự thành công của thế hệ tiếp theo. 

A picture containing indoor, floor, person, familyDescription automatically generated

Tham gia Én xanh 2021, HTX muốn được học thêm nhiều bài học bổ ích từ các doanh nghiệp/tổ chức khác, muốn giới thiệu được sản phẩm của mình nhiều hơn đến cộng đồng, đồng thời HTX vẫn cần có sự hỗ trợ vốn để để xây dựng mở rộng nhà xưởng, nơi sản xuất kinh doanh và tổ chức các hoạt động xã hội, mua thêm thiết bị máy móc hiện đại để tăng năng xuất, kinh phí để tổ chức dạy nghề và các khóa tập huấn nâng cao nhận thức, các kỹ năng sống.

A group of people holding signsDescription automatically generated with medium confidence

HTX TCMN Trái Tim Hồng xin chúc toàn thể các anh chị em thật nhiều niềm tin và tình yêu thương để “rủ nhau én về trong làn nắng ấm dần”. 

Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Trái Tim Hồng – Tạo sinh kế để nâng cao vị thế cho Người khuyết tật

Giáo dục

EH4C – Doanh nghiệp xã hội phát triển giáo dục vì cộng đồng Cao nguyên Hà Giang

Senka Hill - Mô hình vườn rừng khép kín bảo vệ màu xanh rừng tự nhiên

Agritage Việt Nam – câu chuyện về Nông nghiệp Di sản

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP