Green Connect, một DNXH, được lập cuốn năm 2019 với mục tiêu giúp các phong trào sản xuất xanh và tiêu dùng xanh dễ dàng hơn, với tầm nhìn “Make Green Transactions Easy”, thông qua cách thức tiếp cận kết hợp giữa công nghệ thông tin và phát triển cộng đồng. Đam mê mới với lĩnh vực nông nghiệp xanh, chàng thủ lĩnh trẻ Huỳnh Hạnh Phúc của Teach For Vietnam có thêm hướng đi mới.

Kỳ vọng của chàng thủ lĩnh trẻ Huỳnh Hạnh Phúc

' Green Connect đặt tinh thần “phụng sự khởi nghiệp xanh” với 3 chân trụ là “people, planet, profit”, trong đó tất cả các thiết kế đều hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, thay đổi thói quen của người tiêu dùng và cả nhà sản xuất.'

“Cá nhân tôi đặt rất nhiều hy vọng vào cách thức tiếp cận để giúp các phong trào sản xuất xanh và tiêu dùng xanh dễ dàng hơn, vì các DNXH và các nhóm xã hội hiện nay đang gặp nhiều thử thách trong việc tiếp thị quảng bá sản phẩm, logistics và vận hành. Các dự án của Green Connect ấp ủ “chắp thêm cánh” để cho những nỗ lực xanh này có thể vươn lên. Hiện tại, các dự án Thương mại điện tử (TMĐT) lớn khác đang đặt mục tiêu “bán thật nhiều hàng hóa, tạo ra thật nhiều nhu cầu, và cũng thải ra môi trường rất nhiều phế phẩm độc hại, từ túi ni lông, giấy gói, thải khói xăng dầu, tiêu dùng ngắn hạn, tức thời.”

Với kỳ vọng đó, Phúc đã cùng đội ngũ vận hành Green Connect với tinh thần “phụng sự khởi nghiệp xanh”, đặt ra 3 chân trụ là “People, Planet, Profit”, trong đó tất cả các thiết kế đều hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, thay đổi thói quen của người tiêu dùng và cả nhà sản xuất.  

Cụ thể, Green Connect có 2 sản phẩm:

  • NODA – Phụng Sự Khởi Nghiệp Xanh: Ra mắt vào tháng 5 năm 2020, nền tảng thương mại điện tử NODA được khai sinh từ mong muốn là ứng dụng công nghệ để giải bài toán hóc búa trong nông nghiệp, hỗ trợ đầu ra để những người sản xuất hiện tại vững tâm từ bỏ hóa chất, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong nông nghiệp, kết nối người sản xuất và người tiêu dùng, đưa những sản phẩm xanh, sạch, lành vào bữa cơm gia đình Việt. Thông qua dự án, hơn 50 nhà cung cấp và các nhóm sản xuất sạch (từ nông nghiệp, đến các sản phẩm tẩy rửa sinh học) đã được hỗ trợ và đưa lên sàn. Các sản phẩm đã đến tay hơn 1000 người dùng và hơn 10 doanh nghiệp. Dự án hiện tại đã được triển khai ở HCM, Hà Nội, và Đà Nẵng.
  • GreenPoints – Ứng dụng di động tặng điểm thưởng xanh cho mỗi hành động xanh – ra đời với mong muốn kết nối cộng đồng, cộng hưởng nỗ lực và “nhân đôi” hiệu ứng xanh. GreenPoints giúp liên kết các hoạt động về môi trường và sống xanh trên toàn quốc lại với nhau, tạo hiệu ứng lan tỏa lớn để tinh thần sống xanh có thể chạm đến nhận thức của hơn 96 triệu người dân Việt Nam hiệu quả hơn. Green Connect tin rằng sự ghi nhận và tri ân cộng đồng là động lực khuyến khích mỗi cá nhân xanh hơn 1% mỗi ngày. Tác động đã tạo ra thông qua ứng dụng: 4+ tấn rác được phân loại, 100 cây rừng được trồng, hơn 20 báo cáo hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép, 10,000 bao rác được dọn, 4 tủ sách tại 4 trường học, hơn 5000 hành động xanh đã được thực hiện. Hiện ứng dụng đã được kết hợp tại 4 trạm xanh ở HN (2 trạm), HCM (1 trạm) và Đà Nẵng (1 trạm) với 12 Hội chợ Xanh, hơn 5000 người dùng.

Đại dịch COVID-19 và những điểm thú vị được đúc kết cùng những đề xuất mới…

“Vì tổ chức không có tài sản thế chấp gì đáng kể, nên tôi không thể vay vốn từ ngân hàng, mà vay từ bạn bè, với lãi suất 10%/năm, và trả bằng hiện vật, chính là các sản phẩm xanh, rau trái thuận tự nhiên.”
  • Các DNXH, DN tạo tác động xã hội hiện đang phải tự bươn chải rất nhiều. Các chính sách hầu như không có hỗ trợ gì (các loại thuế phải đóng đủ, tiền tài trợ cũng bị tính thuế doanh nghiệp) – đây là một điểm rất bất cập dù có dịch hay không.
  • Chưa có một quỹ đầu tư tác động (Impact fund) nào đúng nghĩa tại Việt Nam. Tất cả các fund đều tập trung tối đa vào tiềm năng khai thác lợi nhuận, và đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng sinh được lợi nhuận tối đa. Các chỉ số về impact, về cộng đồng đều chỉ đề cập cho vui, chứ chưa thực sự là kim chỉ nam dẫn lỗi định hướng đầu tư.
  • Phúc đã từ chối tham gia vào các vòng đầu tư sâu, vì không thỏa hiệp được một số KPI của nền kinh tế tuyến tính (số lượng tiêu dùng phải thật nhiều và nhanh, và nguy cơ phải thỏa hiệp tính bền vững hay tính “xanh” là giá trị cốt lõi của dự án), và Phúc phải chật vật để đi “crowd fund” (gọi vốn cộng đồng) kêu gọi từ tiền tài trợ, đến nhiều khoản đầu tư nhỏ hơn, với % nắm giữ của mỗi nhà đầu tư nhỏ không quá 1%, nhưng bù lại họ hiểu và đồng hành với sứ mệnh của mình đặt ra. Đến nay, Phúc đã kêu gọi hơn 3 tỉ tiền đầu tư, và 1 tỉ tiền vay mượn. Đây là nguồn tiền chính để duy trì trong giai đoạn này, vì CNTT cần nhiều tiền để xây dựng hệ thống ban đầu, ít nhất trong 3 năm đầu.
  • Vì tổ chức không có tài sản thế chấp gì đáng kể, nên Green Connect không thể vay vốn từ ngân hàng, mà vay từ bạn bè, với lãi suất 10%/năm, và trả bằng hiện vật, chính là các sản phẩm xanh, rau trái thuận tự nhiên. Ngoài ra có nhiều người có tâm tặng luôn số tiền cho vay này mà không lấy luôn cả gốc lẫn lãi. Đến đây, Phúc nghĩ các vườn ươm như CSIP có thể tạo ra một cơ chế để nhiều bên có vốn (USAID, IFC, ADB…) có thể cùng tạo một quỹ dự phòng để bảo lãnh cho ngân hàng, rồi từ đó ngân hàng cho các DNXH vay tiền để có thể sống sót và duy trì hoạt động. CSIP đóng vai trò là bên giám sát, điều phối. Phúc tin đây là điểm rất then chốt để nâng tầm DNXH lên.
  • CNTT trở nên cần kíp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hiện tại số lượng DNXH áp dụng CNTT lên còn rất ít. Hơn nữa, mạnh ai nấy làm, và không có nhiều kiến thức nền tảng hệ thống bên trong nội bộ team nên outsource cho bên ngoài với chi phí cao, nhưng không kiểm soát được chất lượng, dẫn đến việc bảo trì, nâng cấp sẽ rất dắt đỏ. Phúc đã trải qua thời kì như vậy, và đã học được nhiều bài học với chi phí rất đắt.
  • Riêng về ý thức sống xanh, sống bớt rác, tiết giảm tài nguyên là một sự thay đổi rất lâu dài, thay đổi tận sâu trong ý thức mỗi người. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với chính sách “Việt Nam phải tăng trưởng nhanh mỗi năm” vốn là chỉ tiêu của chính phủ, tuy đang thay đổi dần thành “không hy sinh môi trường vì kinh tế”. Tuy nhiên, hệ quả là các công việc liên quan đến môi trường là những công việc kém hấp dẫn trong mắt gia đình, bạn bè và cộng đồng, là “việc bao đồng”, việc ít cơ hội thăng tiến và phát triển, việc dành cho người ít chí tiến thủ.

Cuối cùng, điều Phúc mong muốn xảy ra là các vườn ươm hãy bớt đào tạo chung chung, mà nên đi thật sâu sắc với DNXH và chủ động hơn kết nối DNXH với những tổ chức đang ươm tạo DNXH khác (ươm tạo về tìm kiếm đầu ra và thị trường, về làm sản phẩm), ươm tạo về thay đổi tư duy của người founder của DNXH vì là đầu tàu. Nguồn tài chính cho lĩnh vực DNXH này nên tạo ra thêm 1 cơ chế phòng vệ rủi ro (lớp thứ nhất gánh chịu rủi ro) để các nhà đầu tư, hay ngân hàng cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư hay cho vay, vì bản chất của DNXH là rủi ro cao hơn, nhưng biên lợi nhuận lại thấp hơn trung bình thị trường.

Sau đó, vào cuối năm 2019, Phúc đã chuyển giao lại vị trí CEO cho em Nguyễn Thị Quỳnh Trang (sinh năm 1988, cựu giám đốc gây quỹ và phát triển của TFV với nhiều tố chất và năng lực phù hợp, với tinh thần cam kết cao) và tiếp tục khởi động các dự án về giáo dục môi trường, về TMĐT trong lĩnh vực sản xuất sạch, về thích ứng với biến đổi khí hậu. Trước khi thành lập Green Connect, Phúc còn là CEO của Green Edu, đã tổ chức một số chương trình tư vấn phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp thông minh theo hướng chuỗi giá trị, đã đồng tổ chức một số các sự kiện và ký kết một số Biên bản Ghi nhớ (MOU) với Chủ tịch một số tỉnh.

Chia sẻ ngay:

Bình chọn ngay

Green Connect - Phụng sự khởi nghiệp Xanh

Nàng thơ Ecofarm – Trở về lập nghiệp trên chính quê hương Hà Tĩnh

Én Xanh 2021: Kết nối, lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh ứng phó đại dịch Covid-19

Trang chủ

Giới thiệu Én Xanh

Én xanh kể chuyện

Vaccine Én xanh

Tọa đàm

Đào tạo

Hackathon

Tin tức - Sự kiện

Liên hệ

Địa chỉ: Phòng 2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3537 8746

Email: enxanh2019@gmail.com

Social Media

Bản quyền chương trình Én Xanh thuộc về CSIP